7 CÁCH ĐỂ GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ CHÍNH XÁC
Giảm chi phí sản xuất sẽ mang lại nhiều ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn, đồng thời cũng góp phần tăng lợi nhuận chung. Đặc biệt, khi các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thiếu hụt, giá năng lượng tăng và lạm phát đã làm tăng chi phí đầu vào. Hơn nữa, khó khăn trong việc tìm lao động lành nghề và kết quả là chi phí tăng nhanh.
Bởi vậy, giảm chi phí sản xuất sẽ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp gia công cơ khí chính xác. Dưới đây chúng tôi đưa ra những cách thức để giảm chi phí sản xuất cho nhà xưởng gia công của bạn.
Chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất thể hiện toàn bộ số lượng tiền để sản xuất thành phẩm, bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sản xuất.
Hiểu chi phí sản xuất cho phép các công ty quản lý dòng tiền, đặt mục tiêu sản xuất và xác định chiến lược bán hàng và giá cả. Nó cũng giúp các nhà sản xuất xác định các lĩnh vực mà họ có thể tăng hiệu quả và giảm chi phí.
Chi phí sản xuất chính bao gồm:
Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp bao gồm số tiền được chi trực tiếp để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh từ đầu đến cuối. Chúng bao gồm chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật tư tiêu hao và chi phí chung cho cơ sở (chí phí năng lượng, nước, v.v.).
Chi phí gián tiếp
Chi phí gián tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất các đơn vị thành phẩm nhưng không thể liên kết trực tiếp với sản xuất trên cơ sở mỗi đơn vị. Chúng được coi là chi phí chung và thường được gộp lại với nhau và sau đó được phân bổ dựa trên các đơn vị được sản xuất. Chi phí gián tiếp bao gồm:
- Chi phí hành chính như nhân viên văn phòng, kế toán,…
- Chi phí dành cho những vật dụng cần thiết như đồ dùng văn phòng.
- Chi phí vận chuyển hàng tồn đối với hàng dự trữ và vật tư.
- Chi phí cố định và chi phí biến đổi cho các hạng mục như dọn dẹp vệ sinh.
- Tiền lương hàng tháng, hàng năm.
- Chi phí bảo trì máy móc, cơ sở.
Làm thế nào để tính toán chi phí sản xuất?
Tính giá thành sản xuất đòi hỏi phải nắm bắt được tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp. Chi phí sản xuất không bao gồm tính toán biên độ lợi nhuận.
Công thức rất đơn giản:
(Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp) / Đơn vị sản xuất = Chi phí sản xuất
Tại sao việc giảm chi phí sản xuất lại quan trọng?
Nhự bạn có thể hình dung, lý do chính để giảm chi phí sản xuất là tăng lợi nhuận thu được từ việc bán thành phẩm. Nhiều ngành công nghiệp hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp vì họ sản xuất với khối lượng lớn.
Ngược lại, những người khác hoạt động với tỷ suất lợi nhuận cao hơn vì hàng hóa thành phẩm được sản xuất theo lô hoặc là một phần của hoạt động sản xuất khối lượng cao kết hợp thấp.
Tình hình tài chính của một công ty sẽ xấu đi nếu chi phí sản xuất bóp nghẹt lợi nhuận. Công ty có thể buộc phải loại bỏ hàng hóa có lợi nhuận thấp hơn và tập trung vào sản xuất có lợi nhuận cao hơn để duy trì hoạt động.
Chi phí sản xuất với chi phí gia công
Chi phí sản xuất và gia công là khác nhau. Chi phí sản xuất phản ảnh tất cả các loại chi phí được liệt kê ở trên, trong khi tổng chi phí gia công chỉ bao gồm những chi phí được sử dụng để gia công sản phẩm. Những chi phí này bao gồm lao động, nguyên vật liệu và vật tư tiêu hao.
7 cách để giảm chi phí sản xuất
Có nhiều bước bạn có thể thực hiện để giảm chi phí trong quy trình sản xuất của mình. Nhiều doanh nghiệp đạt được bằng cách sử dụng dữ liệu từ hoạt động sản xuất. Các giải pháp giám sát sản xuất có thể thu thập dữ liệu khu vực sản xuất trong thời gian thực để ưu tiên các chiến lược giảm chi phí.
-
Kiểm soát kỹ lưỡng toàn bộ hoạt động của bạn
Mọi công ty nên tiến hành tự kiểm soát, bao gồm việc tìm hiểu sâu về mọi quy trình sản xuất. Điều này bao gồm việc kiểm tra việc sử dụng lao động để xác định xem nhân viên có được sử dụng hiệu quả hay không và việc đào tạo có đầy đủ hay không.
Kiểm soát hoạt động cũng có nghĩa là bạn cần xem xét các quy trình kiểm soát hoạt động nhà xưởng chẳng hạn như quản lý quá trình gia công; xem xét nguyên liệu thô để thay thế nhằm cải thiện khả năng sản xuất hoặc sử dụng ít nguyên liệu hơn.
Việc kiểm toán cũng nên bao gồm các chi phí gián tiếp, hành chính và các chi phí chung khác. Nó nên xem xét chi phí cố định và chi phí biến đổi cho bất kỳ lĩnh vực nào không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất thành phẩm.
-
Thường xuyên thực hiện các quy trình cải tiến
Nhiều chi phí có thể được giảm bằng cách thực hiện các nguyên tắc sản xuất tinh gọn. Nhưng bất kể phương pháp nào, mọi công ty nên triển khai các sáng kiến cải tiến liên tục để tối ưu hóa các quy trình.
Nhưng làm thế nào để bạn có thể bắt đầu với các quy trình cải tiến liên tục?
Các sáng kiến cải tiến liên tục có thể bao gồm các bước đơn giản như loại bỏ thủ tục giấy tờ dư thừa, tự động hóa việc nhập dữ liệu và thay đổi thiết bị và phân loại vật liệu. Nó cũng có thể bao gồm những thay đổi phức tạp hơn như đánh giá lại các thủ tục, cải thiện đào tạo và chuyển từ kiểm soát chất lượng sang chiến lược quản lý chất lượng.
Nhiều nhà sản xuất cho rằng các quy trình hiện tại của họ đã hoạt động hiệu quả với họ từ rất lâu rồi và vẫn ổn như hiện tại. Tuy nhiên, các vấn đề về quy trình nhanh chóng được phát hiện khi trọng tâm chuyển sang việc giảm chi phí và xác định cách tốt nhất để hoàn thành công việc.
-
Cải thiện khả năng giám sát
Nhiều công ty sản xuất hoạt động khá mơ hồ. Nguyên liệu đi vào một đầu của nhà máy và thành phẩm đi ra đầu kia, những gì xảy ra ở giữa thường bí ẩn và tốn kém, nhưng không được giám sát cẩn thận.
Để đạt được khả năng giám sát hoạt động gia công sản xuất một cách tốt nhất là sử dụng các giải pháp giám sát máy móc. Đi kèm với sự tăng cường của phần mềm thu thập và phân tích dữ liệu trong thời gian thực. Khả năng hiển thị thời gian thực này cung cấp cho các thành viên trong nhóm giám sát có thể hành động ngay lập tức để họ có thể can thiệp khi cần. Nó cũng cung cấp cho các nhà quản lý các công cụ để xem điều gì xảy ra và đâu là những điều quan trọng nhất.
-
Tối ưu quy trình kiểm kê
Có rất nhiều cách để tối ưu hóa quy trình kiểm kê nhằm giảm chi phí, nhưng tất cả đều yêu cầu ít nhất một mức độ công nghệ nào đó để thành công. Nhằm tránh việc chuỗi cung ứng bị gián đoạn, các công ty cần nhiều hàng dự trữ an toàn hơn để tự tin đáp ứng các đơn đặt hàng. Điều này có nghĩa là tính toán lượng hàng tồn kho an toàn phù hợp và sử dụng dữ liệu thời gian thực để tối ưu hóa các khu vực kho hàng.
Phần mềm quản lý hàng tồn kho có thể giúp cân bằng hàng tồn kho và đảm bảo nguyên vật liệu được đặt vào đúng máy vào đúng thời điểm. Phần mềm này cũng có thể kích hoạt các quy trình kiểm tra phù hợp và trong nhiều trường hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch tự động với hệ thống kiểm kê.
-
Hợp lý hóa chuỗi cung ứng và mua sắm
Các chuỗi cung ứng thường gặp tình trạng khó kiểm soát giống như các tầng sản xuất. Bạn có thể quản lý chúng bằng các phần mềm chuỗi cung ứng được triển khai để giúp tự động hóa việc bổ sung đơn hàng tối thiểu và giám sát nguyên vật liệu đầu vào.
Nếu phần mềm chuỗi cung ứng được tích hợp vào hệ thống giám sát sản xuất, nó có thể tạo ra luồng dữ liệu liền mạch giúp giảm chi phí thông qua, giảm thời gian nhàn rỗi, quy mô lô sản xuất được tối ưu hóa.v.v.
Phần mềm này cũng tạo khả năng hiển thị từ đầu đến cuối để theo dõi nguyên liệu từ điểm đặt hàng tại nhà cung cấp đến khi giao hàng cho khách hàng. Chi phí thấp hơn trong chuỗi cung ứng tạo điều kiện cho sản xuất hiệu quả hơn và thời gian giao hàng nhanh hơn.
-
Thực hiện quá trình bảo trì được dự báo trước
Hầu hết các nhà sản xuất thường sử dụng các chiến lược bảo trì theo khung thời gian hoặc cảm nhận bản thân. Nhưng công nghệ hiện đại cùng nền tảng dữ liệu máy tiên tiến cho phép thực hiện các chiến lược bảo trì mới như bảo trì dự đoán trước.
Khi máy móc được kết nối trong nền tảng dữ liệu và quá trình giảm sát sản xuất được tự động hóa, các phân tích nâng cao có thể xác định các xu hướng hoạt động của máy để tối ưu hóa dịch vụ bảo trì và sửa chữa. Các kỹ thuật viên có thể được cảnh báo để thực hiện việc sửa chữa, bảo trì và đưa máy trở lại hoạt động nhanh hơn. Tất cả những điều này giúp làm giảm chi phí bảo trì và sửa chữa.
-
Loại bỏ những lãng phí
Lãng phí là kẻ thù chung trong hoạt động sản xuất. Bằng cách xác định những lãng phí, các nhà sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả. Một lịch vực quan trọng cần xem xét là lãng phí từ phế liệu do các quy trình gia công không hiệu quả hoặc lỗi của con người gây ra.
Nhưng cuộc chiến chống lãng phí không chỉ là vấn đề vật chất, lãng phí cũng có thể ở dạng lao động trong các tình huống quá rảnh rỗi hoặc làm việc không có hiệu suất. Nó cũng có thể là quá trình kiểm tra thủ công tốn kém thời gian và nhân lực.
Hiện nay, công nghệ phát triển giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát các quy trình sản xuất, kiểm tra hơn qua các hệ thống phần mềm. Chúng giúp tự động hóa nhiều hơn, tăng độ chính xác hơn và giảm thiểu các rủi ro từ con người. Trong quy trình sản xuất của mình, các bạn có thể áp dụng những lời khuyên trên từ chúng tôi để giảm thiểu các chi phí sản xuất, qua đó tăng thêm lợi nhuận trong mỗi đơn hàng của mình.