Hướng dẫn bảo quản và kiểm tra các dụng cụ đo Mitutoyo
Để có thể đo lường chính xác và đảm bảo tuổi thọ cho các dụng cụ đo Mitutoyo thì việc bảo quản và kiểm tra đúng cách là điều chắc chắn bạn phải biết. Vậy thì trong bài viết này, Tinh Hà sẽ hướng dẫn các bạn cách bảo quản và kiểm tra các dụng cụ đo của Mitutoyo.
-
Các sản phẩm dùng trong việc bảo dưỡng dụng cụ đo
Dầu panme
Giúp bôi trơn và chống gỉ. Xem thêm thông tin và đặt hàng: Dầu tra panme Mitutoyo
Bộ dụng cụ bảo dưỡng cho căn mẫu
Bao gồm toàn bộ dụng cụ bảo dưỡng cần thiết để loại bỏ bavia, các tap chất và dùng xử lý chống ăn mòn cho dụng cụ đo sau khi sử dụng… Xem thêm thông tin và đặt hàng: Bộ kit bảo dưỡng căn mẫu Mitutoyo
Đá mài
Là một khối ceramic rất phẳng và nhám dùng để loại bỏ bavia trên các bề mặt cứng, phẳng và chính xác.
Giấy lau
Dùng để loại bỏ chất bẩn, bụi bám trên thiết bị. Gợi ý sử dụng giấy lau KimWipes S-200.
Nước lau kính, nước lau PPC
Dùng để lau các bề mặt granit.
-
Hướng dẫn cách kiểm tra và sử dụng panme đo ngoài điện tử Mitutoyo
Trước khi sử dụng
- Kiểm tra thước phụ có chuyển động trơn tru không, có kẹt hay biến dạng không bằng cách xoay hết phạm vi đo.
- Nếu máy hết pin, thay thế bằng loại SR44 (Order No. 938882)
- Kẹp một tờ giấy không có xơ vào giữa hai đầu đo (như cách đo độ dày), và từ từ kéo tờ giấy ra để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt đo.
- Sau đó, từ từ cho hai bề mặt đo tiếp xúc vói nhau, thực hiện xoay bánh cóc (1,5 đến 2 vòng) nhằm tạo áp lực từ 3 – 5 lần để kiểm tra điểm zero. (Hình 1) Nếu lực quá mạnh tác động lên đầu đo tĩnh sẽ gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.
- Khi siết nắp kết nối đầu ra và nắp pin, cần cẩn thận không để vòng đệm cao sụ bị kẹp giữa nắp (Hình 2).
Trong quá trình sử dụng
- Không được xoay trục quay vượt quá giới hạn trên của phạm vi đo, vì có thể làm hỏng một số loại panme điện tử. (Hình 3)
- Nếu xảy ra lỗi hoặc số hiển thị bất thường, tháo pin ra và lắp lại.
- Đảm bảo trục quay luôn được bảo vệ khỏi va chạm (Hình 4).
- Nếu dùng dụng cụ trong thời gian dài, phải thường xuyên kiểm tra điểm zero (hoặc điều chỉnh nếu cần) để đảm bảo tránh sai lệch do giãn nở nhiệt.
- Nếu dụng cụ bị hỏng do làm rơi hoặc va đập mạnh, hay vì bất kỳ lý do nào khác thì tuyệt đối không được sử dụng, các bạn có thể liên hệ Tinh Hà để sửa chữa.
Sau khi sử dụng
- Kiểm tra xem có hư hỏng nào xảy ra trên panme hay không, nếu có thì liên hệ với Tinh Hà để được sửa chữa hoặc thay thế.
- Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Nếu panme được sử dụng ở nơi có khả năng bị nhiễm bẩn dầu thì cần đảm bảo thực hiện các biện pháp xử lý chống gỉ sau khi lau.
- Nới lỏng khóa trục, tách các mặt đo ra cách nhau khoảng 0.2 đến 2mm và sau đó đem cất giữ (Hình 5). Lưu ý không cất giữ dụng cụ trong phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, bụi hoặc hơi dầu.
- Khi bảo quản thước panme trong thời gian dài, cần dầu bôi panme cho trục quang để tránh gỉ sét. Đồng thời tháo pin ra khỏi panme trước khi cất giữ.
-
Hướng dẫn kiểm tra và sử dụng panme đo ngoài cơ khí Mitutoyo
Trước khi sử dụng
- Kiểm tra xem thước phụ có chuyển động dễ dàng không, có bị kẹt hay biến dạng không bằng cách xoay hết phạm vi đo.
- Kẹp một tờ giấy không có xơ vào giữa hai đầu đo như cách đo độ dày và từ từ kéo tờ giấy ra để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt đo.
- Từ từ cho hai bề mặt đo tiếp xúc và xoay bánh cóc (1,5 đến 2 vòng) để tạo áp lực liên tục từ 3-5 lần nhằm kiểm tra điểm zero. Nếu lực quá mạnh tác động lên đầu đo tĩnh sẽ gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo (Hình 6). Nếu điểm zero bị lệch, điều chỉnh lại bằng cách dùng cờ lê để quay thước đo chính, gõ nhẹ nhàng vào cờ lê bằng búa nếu cần (Hình 7)
- Khi cài đặt lại điểm zero của panme loại lớn, thực hiện việc điều chỉnh theo hướng đo thực để giảm thiểu độ không đảm bảo đo do sự biến dạng khung gây ra.
Trong quá trình sử dụng
- Nhìn thẳng từ trên xuống khi đọc thang chia độ để tránh lỗi thị sai (Hình 8)
- Bề rộng của các vạch chia khoảng 2µm để hỗ trợ đọc giá trị đo đến gần 1µm nhất (Hình 9)
- Đảm bảo rằng trục quay luôn được bảo vệ khỏi va chạm (Hình 10)
- Nếu dùng panme trong thời gian dài, phải thường xuyên kiểm tra điểm zero (hoặc điều chỉnh nếu cần) để đảm bảo tránh sai lệch do giãn nở nhiệt.
- Nếu panme bị hỏng do làm rơi hoặc va đập mạnh, hay vì bất kỳ lý do nào khác thì tuyệt đối không được sử dụng, liên hệ với Tinh Hà để sửa chữa hoặc mua mới.
Sau khi sử dụng
- Kiểm tra xem có hư hỏng gì trên panme không, nếu phát hiện hư hỏng, bạn có thể liên hệ với Tinh Hà để sửa chữa hoặc mua mới.
- Nếu không có vấn đề gì trên thước panme, cần vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Nếu panme được sử dụng ở nơi có khả năng bị nhiểm bẩn dầu thì cần đảm bảo thực hiện các biện pháp xử lý chống gỉ sau khi lau.
- Nới lỏng khóa trục, tách các mặt đo ra cách nhau khoảng 0,2 đến 2mm, sau đó mang cất giữ. Lưu ý không cất giữ panme trong phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, bụi hoặc hơi dầu.
- Nếu bảo quản thước panme trong thời gian dài, cần bôi trơn dầu panme cho trục quay để tránh gỉ sét.
-
Cách kiểm tra, sử dụng và bảo quản thước đo lỗ điện tử (panme đo lỗ 3 chấu) Mitutoyo
Trước khi sử dụng
- Loại bỏ bụi bẩn bám trên các bề mặt tiếp xúc.
- Kiểm tra thước phụ chuyển động có trơn tru, dễ dàng không, có hiện tượng bị kẹt hay biến dạng không bằng cách xoay hết phạm vi đo. Đồng thời kiểm tra xem đầu đo tĩnh có thể di chuyển ra vào dễ dàng không, có bị kẹt không.
- Sử dụng dưỡng chuẩn để hiệu chuẩn lại.
- Nếu chỉ dùng phần mũi đầu đo tĩnh để đo thì cần đảm bảo đặt điểm zero tại cùng vị trí mũi đầu đo (Hình 11)
- Lưu ý rằng nếu thay mới đầu đo, các thông số kỹ thuật về độ chính xác sẽ không còn được đảm bảo.
- Khi màn hình hiển thị biểu tượng, thay thế pin SR44.
- Nhập giá trị cài đặt trước (giá trị hiệu chuẩn vòng chuẩn) khi đo giá trị tuyệt đối.
- Khi thay thế nắp pin, cần đảm bảo vòng đệm được đặt đúng cách (Hình 12)
Trong quá trình sử dụng
- Để áp dụng lực đo, cho bề mặt đo tiếp xúc nhẹ nhàng với mẫu đo và giữ nguyên ở đó. Sau đó xoay bánh cóc 5 đến 6 lần (xoay 2 đến 3 vòng) để tạo lực đo ổn định (Hình 13).
- Đảm bảo bề mặt chịu lực của đầu đo tĩnh luôn được bảo vệ khỏi va chạm.
- Nếu xảy ra lỗi hoặc số hiển thị bất thường thì tháo pin và lắp lại.
- Chú ý rằng xoay trục quay vượt quá giới hạn trên của phạm vi đo sẽ làm hỏng một số loại thước đo lỗ điện tử. Nếu cảm thấy có lực cản, không được xoay trục quay xa hơn.
- Nếu dụng cụ bị hỏng do làm rơi hoặc va đập mạnh, hay vì bất kỳ lý do nào khác thì tuyệt đối không được sử dụng, liên hệ với Tinh Hà để sửa chữa hoặc mua mới.
Sau khi sử dụng
- Kiểm tra xem có hư hỏng nào trên thước đo lỗ không, nếu có thì có thể liên hệ với Tinh Hà để sửa chữa hoặc mua mới.
- Vệ sinh thước sạch sẽ và cất giữ. Tránh cất giữ trong phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, bụi hoặc hơi dầu.
- Khi bảo quản dụng cụ trong thời gian dài, cần bôi dầu panme cho đầu đo tĩnh và bề mặt tiếp xúc để tránh gỉ sét. Tháo pin ra trước khi cất giữ.
-
Hướng dẫn kiểm tra, sử dụng và bảo dưỡng đồng hồ đo lỗ Mitutoyo
Trước khi sử dụng
- Lau sạch điểm tiếp xúc và đầu đo tĩnh bằng khăn khô sạch.
- Siết chặt vít hãm để khóa cố định vị trí đồng hồ, nếu đồng hồ vẫn di chuyển thì lau sạch thân và vít hãm.
- Cài đặt điểm zero trước khi bắt đầu đo. Để thực hiện cài đặt ban đầu với đồng hồ đo lỗ thì đặt đồng hồ theo phương thẳng đứng với đầu đo di động và đầu đo cố định được thể hiện như trong hình 14.
- Mitutoyo cung cấp dụng cụ kiểm tra đồng hồ đo lỗ (Order No 515-590) để điều chỉnh điểm zero (Hình 15)
Trong quá trình sử dụng
- Để đưa dụng cụ đo lỗ vào trong lỗ cần đo hoặc vòng chuẩn, cần nghiêng tay cầm để đầu dò đi vào trước và tiếp theo là mũi đo như trong hình 16.
- Nếu bề mặt tiếp xúc bị xước do quá trình đo, có thể dùng biện pháp chuyên dụng do Mitutoyo cung cấp để sửa chữa như điều chỉnh lực đo, lực đỡ đầu dò, hoặc thay thế mặt tiếp xúc. Vui lòng liên hệ với chúng tôi trong trường hợp này.
- Nếu dụng cụ bị hỏng do làm rơi hoặc va đập mạnh, hay vì bất kỳ lý do nào khác thì tuyệt đối không được sử dụng và liên hệ với Tinh Hà để sửa chữa.
Sau khi sử dụng
- Kiểm tra xem có hư hỏng nào xảy ra trên dụng cụ không, nếu phát hiện thì bạn có thể liên hệ với Tinh Hà để được sửa chữa hoặc mua mới.
- Nếu nghi ngờ bên trong dụng cụ đo hoặc bộ phận trượt bị bẩn thì phải tháo ra bằng kìm mỏ quạ rồi lau sạch bên trong đầu bằng dung dịch cồn (Hình 17). Sau khi lau sạch thì làm khô và bôi một lớp mỏng dầu panme lên điểm tiếp xúc và trục dẫn động.
- Không cất giữ dụng cụ trong phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, bui hoặc hơi dầu.
-
Hướng dẫn cách kiểm tra, sử dụng, bảo quản thước kẹp Mitutoyo
Trước khi sử dụng
- Dùng một lượng nhỏ dầu panme để lau bề mặt tham chiếu trên thân thước.
- Di chuyển thanh trượt dọc theo thân thước chính để kiểm tra xem thanh trượt di chuyển có được nhẹ nhàng không, có hiện tượng kẹt, mắc, ép chặt không.
- Lắp pin SR44 với cực dương hướng lên trên (Hình 18).
- Lau sạch mặt đo và cho tiếp xúc nhau, sau đó ấn nút ORIGIN để thực hiện cài đặt điểm zero (Hình 19).
- Đóng bề mặt đo sau khi lau sạch và kiểm tra như sau:
- Mặt đo ngoài: tình trạng tốt nếu không có ánh sáng lọt qua khe giữa hai mặt khi đưa ra ánh sáng (Hình 20). Nếu có gờ hay bụi bẩn trên bề mặt thì hai bề mặt sẽ không khít nhau, nên ánh sáng có thể lọt qua (Hình 21).
- Mặt đo trong: tình trạng tốt nếu chỉ nhìn thấy rất ít ánh sáng (có thể nhìn thấy) khi đưa ra ánh sáng.
Trong quá trình sử dụng
- Đảm bảo áp dụng lực ổn định trong quá trình đo, và đo vật ở vị trí gần phần gốc của mỏ cặp nhất (Hình 22).
- Không đo vật có mặt cần đo bị nghiêng (Hình 23)
- Nếu dụng cụ bị hỏng do làm rơi hoặc va đập mạnh, hay vì bất kỳ lý do nào khác thì tuyệt đối không sử dụng, liên hệ Tinh Hà để sửa chữa.
Sau khi sử dụng
- Kiểm tra xem có hư hỏng gì trên thước kẹp hay không, nếu có thì liên hệ với Tinh Hà để sửa chữa hoặc mua mới.
- Lau sạch dụng cụ trước khi cất giữ. Nếu sử dụng trong môi trường có dầu làm mát hoặc tương tự thì cần phải đảm bảo áp dụng các biện pháp chống gỉ sét sau khi lau sạch.
- Mở mỏ cặp đo ngoài một khoảng từ 0.2 – 2mm, nới lỏng vít hãm (Hình 24), và bảo quản dụng cụ đo ở nơi sạch sẽ, khô thoáng. Không cất giữ thước cặp ở phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, bụi hoặc hơi dầu.
- Khi bảo quản thước kẹp trong thời gian dài, cần tháo pin ra trước khi cất giữ.
-
Hướng dẫn kiểm tra, sử dụng và bảo quản đồng hồ so Mitutoyo
Trước khi sử dụng
- Dùng khăn khô hoặc khăn tẩm cồn để lau sạch đầu đo di động.
- Di chuyển đầu đo di động trong khoảng giới hạn để kiểm tra xem có di chuyển dễ dàng không, có bị dính hay kẹt không.
- Lắp pin SR44 cho đồng hồ so điện tử.
- Khi cài đặt điểm zero, kéo đầu đo di động ngược trở lại ít nhất 0,2 mm từ vị trí nghỉ (Hình 25)
- Để tránh lỗi đo do hiệu ứng cosine, đảm bảo rằng đầu đo di động được đặt thẳng hàng một cách chính xác với hướng định đo (Hình 26). Cần lưu ý thêm rằng bề mặt chuẩn không bằng phẳng sẽ dẫn đến lỗi đo.
- Nếu đồng hồ so sử dụng trong môi trường có nhiều hơi dầu hoặc bụi bặm thì nên sử dụng loại có chống nước, chống bụi.
Trong quá trình sử dụng
- Không di chuyển nhanh đầu đo di động hoặc tác dụng lực theo phương nằm ngang, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động và độ chính xác của dụng cụ (Hình 27)
- Sử dụng đồ gá không bị biến dạng đáng kể trong quá trình sử dụng thông thường. xem thêm Đế gá đồng hồ so Mitutoyo
- Điều chỉnh tay cầm sao cho đầu đo di động vuông góc với mặt đo (Hình 28).
- Chữ cái “E” xuất hiện tạm thời ở cuối màn hình hiển thị trong khi đầu đo di động đang di chuyển là bình thường. Nhưng nếu xuất hiện trên màn hình hiển thị liên tục khi đầu đo di động đã dừng hẳn thì đồng hồ so cần được sửa chữa (Hình 29)
Sau khi sử dụng
- Kiểm tra đồng hồ so xem có hư hỏng gì không, nếu phát hiện thì liên hệ Tinh Hà để sửa chữa hoặc mua mới.
- Không sử dụng dầu bôi trơn trên đầu đo di động.
- Nếu không sử dụng đồng hồ so trong thời gian dài thì tháo pin trước khi cất giữ và bọc dụng cụ bằng lớp chống bụi được cung cấp.
- Không cất giữ đồng hồ so trong phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, bui hoặc hơi dầu.
-
Hướng dẫn kiểm tra, bảo quản và sử dụng thước đo cao điện tử Mitutoyo
Trước khi sử dụng
- Lắp đầu đo gần trụ chính nhất có thể.
- Lau sạch trụ chính, mặt đế tham chiếu, bề mặt gắn đầu đo và mặt đo tiếp xúc.
- Lau sạch mặt bàn map (bàn đá rà chuẩn) dùng để đặt thước đo cao.
- Di chuyển thanh trượt trong khoảng giới hạn để kiểm tra xem có di chuyển dễ dàng không, có hiện tượng kẹt khi di chuyển không.
- Lắp một pin SR44 với cực dương hướng lên trên (Hình 30)
- Sau khi đặt pin vào, cho mặt tiếp xúc của đầu đo tiếp xúc với bề mặt bàn map và nhấn nút PRESET để thực hiện cài đặt điểm zero.
* Khi cầm dụng cụ, cần sử dụng cả hai tay, trong đó một tay đặt trên khối trượt và tay còn lại giữ phần chân đế (Hình 31)
Trong khi sử dụng
- Trong suốt quá trình đo, xoay bánh dẫn hướng từ từ, đồng thời áp dụng một lực đo không thay đổi (Hình 32)
- Chuyển chế độ chỉnh thô/tinh: Có thể lựa chọn chế độ chỉnh thô hoặc tinh bằng cách kéo hoặc đẩy ta cầm của khối trượt (Hình 33)
- Nếu thước đo cao bị hỏng do làm rơi hoặc va đập mạnh, hay vì bất cứ lý do nào khác thì tuyệt đối không được sử dụng, liên hệ Tinh Hà để sửa chữa.
Sau khi sử dụng
- Kiểm tra xem thước đo cao có bị hư hỏng gì không, nếu có liên hệ Tinh Hà để sửa chữa hoặc mua mới.
- Nếu không có vấn đề gì, lau sạch dụng cụ trước khi cất giữ.
- Khi không sử dụng thước đo cao thì không khóa mũi vạch và để ở gần bên trên, nhưng không được chạm vào mặt bàn. Điều này giúp tránh gây thương tích cho người dùng khi vô tình chạm vào đầu mũi đo.
- Đảm bảo tuyệt đối không để cho mũi vạch nhô ra khỏi cạnh của bàn đá granite (Hình 34)
- Đảm bảo tắt nguồn trước khi cất giữ. Không cất giữ thước đo cao trong phòng có nhiệt độ cao, ẩm ướt, bụi và hơi dầu.
- Nếu không sử dụng thước đo cao trong thời gian dài thì tháo pin trước khi bảo quản và bọc bằng lớp chống bụi được cung cấp.
Trên đây là hướng dẫn cách bảo quản, sử dụng và kiểm tra một số dụng cụ đo cầm tay của Mitutoyo. Các bạn có thể download Tài liệu hướng dẫn bảo quản và kiểm tra các dụng cụ đo Mitutoyo để đọc đầy đủ hơn các hướng dẫn về những thiết bị đo khác của Mitutoyo. Nếu có nhu cầu sửa chữa dụng cụ đo Mitutoyo hoặc đặt mua thiết bị mới, vui lòng liên hệ Tinh Hà qua Hotline 0945 275 870 hoặc Email tinhha@tinhha.vn.