Các Loại Thước Đo Lỗ & Cách Lựa Chọn
Trong ngành cơ khí chính xác, thước đo lỗ là dụng cụ được sử dụng phổ biến để đo kích thước, đường kính, bán kính của các lỗ khoan, lỗ trên các chi tiết, trong các loại ống. Hãy cùng Tinh Hà tìm hiểu có những loại thước đo lỗ nào và cách lựa chọn thước đo lỗ ra sao.
1. Có những loại thước đo lỗ nào?
Hiện nay, thước đo lỗ có 3 loại chính là thước telescopic, thước đo lỗ nhỏ và thước đo lỗ đi kèm đồng hồ so.
» Bấm xem các thước đo lỗ Mitutoyo
1.1 Thước đo lỗ Telescopic
Loại thước đo lỗ có dạng chữ T này hoạt động theo cách “copy” kích thước bên trong lỗ để đo bằng một dụng cụ đo khác như thước cặp hay panme.
Cụ thể, khi tiến hành đo, đầu chữ T của thước telescopic sẽ được nghiêng nhẹ một góc nhỏ để đưa vào vị trí cần đo của lỗ, sau đó chỉnh thước sao cho đầu đo của thước đạt được kích thước gần với kích thước cần đo của lỗ nhất. Khóa thước bằng cách xoay đầu có khía của tay cầm nhằm cố định đầu đo, nghiêng thước nhẹ nhàng để có thể lấy thước ra và đo kích thước bằng một thước kẹp hoặc thước panme đo ngoài khác.
1.2 Thước đo lỗ nhỏ
Cũng gần giống với cách hoạt động của thước telescopic, thước đo lỗ nhỏ thường được sử dụng để kiểm tra kích thước của lỗ bằng cách chỉnh đầu đo của thước sao cho nhỏ hơn đường kính của lỗ. Sau đo đưa thước vào lỗ và điều chỉnh độ mở của đầu đo bằng cách xoay núm xoay tại đầu phần tay cầm, cho đến khi cảm nhận được áp lực có mức độ nhẹ của đầu đo tác động lên thành lỗ. Sau đó thước được lấy ra và đo kích thước bằng thước kẹp hoặc panme.
1.3 Thước đo lỗ có kèm đồng hồ so
Loại thước đo lỗ có kèm đồng hồ so này đạt độ chính xác cao, đo nhanh và cũng khá dễ dàng. Về cấu tạo của loại thước đo lỗ này, bao gồm đồng hồ so (kiểu cơ khí hoặc điện tử), thân đo, đầu đo (gồm đe và điểm tiếp xúc).
Mỗi thước đo lỗ sẽ cho phép đo kích thước trong một dải nhất định, và trước khi đo, thước sẽ cần sử dụng vòng chuẩn để hiệu chỉnh lại. Sau khi đo lỗ, kết quả trên đồng hồ so sẽ báo cho người dùng biết kích thước của lỗ cần đo đã đạt yêu cầu hay chưa. Cũng bởi vậy nên thước đo lỗ có kèm đồng hồ so được lựa chọn sử dụng nhiều hơn vì tính tiện dụng.
2. Cách lựa chọn thước đo lỗ phù hợp yêu cầu sử dụng
Phần này sẽ chia sẻ với bạn một vài tiêu chí để chọn thước đo lỗ phù hợp với nhu cầu thực tế, chúng tôi cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào loại thước đo lỗ có sử dụng đồng hồ so. Dưới đây là chi tiết cho hướng dẫn này.
2.1 Kích thước lỗ để chọn phạm vi đo của thước
Thước đo lỗ thường được thiết kế để đo kích thước trong một phạm vi nhất định, bao gồm phạm vi 6-10mm, 7-10mm, 10-18mm, 10-18,5mm dành để đo lỗ nhỏ; phạm vi từ 18-35mm, 35- 60mm, 50-160mm, 160-250mm, 250-450mm dành để đo lỗ tiêu chuẩn. Tùy vào kích thước lỗ mà bạn sẽ lựa chọn được thước đo lỗ phù hợp.
Ngoài ra, đối với việc đo kích thước của những lỗ mù, cũng sẽ có loại thước đo lỗ được thiết kế riêng dành cho loại lỗ mù này, bạn cũng cần lưu ý.
2.2 Độ chia thang đo và độ chính xác của thước
Những thước đo lỗ có bao gồm đồng hồ so sẽ có độ chia thang đo chính là độ chia thang đo của đồng hồ so lắp cùng thước, thường là 0.01mm, hay nhỏ hơn nữa là 0.001mm. Độ chia của thang đo liên quan đến độ chính xác của kết quả đo. Vì vậy, tùy vào yêu cầu về độ chính xác của kích thước lỗ cần đo mà lựa chọn thước đo lỗ. Đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng không chỉ với thước đo lỗ mà còn ở trên các thiết bị đo lường cơ khí chính xác khác.
2.3 Chi phí đầu tư
Tùy theo chi phí bạn được sử dụng để mua thước đo lỗ mà bạn có thể lựa chọn thương hiệu thước phù hợp với giá tiền, hoặc chọn loại thước đo lỗ có đồng hồ so loại cơ khí hoặc điện tử.
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Tinh Hà là đại lý ủy quyền Mitutoyo tại Việt Nam, chúng tôi cung cấp đa dạng các loại thước đo lỗ Mitutoyo chính hãng với mức giá tốt. Các bạn có nhu cầu mua thước đo lỗ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin trên website này.
» Bấm xem chi tiết và đặt mua các thước đo lỗ Mitutoyo