Ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất trong ngành cơ khí chế tạo
Tối ưu hóa sản xuất và tăng năng suất làm việc vẫn luôn là phương pháp để đẩy mạnh sự phát triển của một doanh nghiệp. Trong ngành cơ khí chế tạo, điều này cũng không ngoại lệ và việc ứng dụng công nghệ vào các quy trình sản xuất sẽ là một trong những cách làm phù hợp để thực hiện hóa vấn đề đó.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu một điều rằng, bất cứ sự cải tiến nào cũng cần đến một khoản chi phí. Tuy nhiên số tiền đầu tư đó sẽ không lãng phí, thậm chí sẽ là một cách để tăng trưởng doanh số thì lại là khoản đầu tư cần thiết và phù hợp. Trong việc ứng dụng các công nghệ vào quy trình sản xuất của ngành cơ khí chế tạo cũng tương tự như vậy. Chúng ta sẽ thấy rất nhiều những công cụ phải dùng đến tiền, nhưng sau đó, những gì được đầu tư lại có thể rút ngắn thời gian sản xuất, giảm thời gian ngừng hoạt động của máy móc hay giảm cả số lượng lao động vốn chiếm nhiều chi phí cố định của doanh nghiệp, hơn cả, chúng có thể giúp tăng năng suất làm việc, tăng sản lượng sản phẩm làm ra, từ đó tăng tổng doanh thu.
Nếu như công nghệ đã được ứng dụng phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo tại nhiều nước phát triển thì tại Việt Nam, phần lớn các công ty vẫn thực hiện sản xuất theo các hệ thống và phương pháp cũ, hầu hết phụ thuộc vào năng suất và tay nghề của người lao động, cũng như người quản lý sẽ thường xuyên phải kiểm soát từ dưới lên trên và rất dễ xảy ra vấn đề thất thoát. Một phần mềm quản lý sản xuất thực sự là thứ mà các doanh nghiệp cần có để kiểm soát tốt hơn tất cả những gì đã xảy ra trong hệ thống của mình. Phần mềm này cũng giúp báo cáo, kiểm tra và đưa ra các dự báo, thay đổi một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
Trong gia công cơ khí, cũng có một vấn đề lớn khác là việc quản lý dụng cụ gia công và thời gian chạy máy. Việc biết rõ tình trạng của dụng cụ cắt có thể giúp tính toán tuổi thọ cũng như hạn chế các sự cố khi gia công, đồng thời đảm bảo tốt hơn chất lượng gia công sản phẩm. Biết rõ thông số dụng cụ cắt cũng giúp cho việc thiết lập các quá trình gia công được nhanh chóng hơn, thay vì phải đo lường, setup lại mỗi lần trước khi gia công. Trong trường hợp này, các thiết bị đo set dao thường được lựa chọn vì chúng không chỉ giúp quản lý các dao cụ tốt hơn, mà còn giúp thiết lập dao cụ trên máy CNC trong thời gian được rút ngắn hơn rất nhiều, qua đó giảm thời gian dừng hoạt động của máy, tăng năng suất gia công một cách đáng kể.
Đối với quy trình kiểm tra sản phẩm, các thiết bị đo lường hiện đại hơn với độ chính xác cao hơn sẽ cho phép giảm số người làm việc, giảm thời gian đo lường và tăng cường độ tin cậy trong mỗi phép đo. Hiện nay các dòng máy đo quét 3D di động, máy kiểm khí, các thiết bị truyền dữ liệu không dây chẳng hạn như U-wave được sử dụng phổ biến hơn rất nhiều trong các doanh nghiệp gia công cơ khí chế tạo (Xem thêm Máy Quét Laser 3D FARO Quantum Max ScanArms). Không chỉ có vậy, rất nhiều các doanh nghiệp cũng đã đầu tư hệ thống các thiết bị kiểm tra hiện đại hơn, tối đa cho hiệu suất kiểm tra sản phẩm.
Việc đầu tư vào các thiết bị, phần mềm ứng dụng các công nghệ mới trong ngành cơ khí chế tạo ngày càng được các doanh nghiệp tập trung nhiều hơn. Đối với nhiều doanh nghiệp lớn, các hệ thống robot tự động còn được sử dụng để tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu các tai nạn lao động, một vấn đề sẽ dễ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới con người. Rõ ràng, đầu tư vào công nghệ không chỉ đáp ứng được năng suất lao động, tiết kiệm thời gian mà còn hạn chế được rất nhiều rủi ro khi con người thực hiện.
Tại Tinh Hà, chúng tôi cũng cung cấp rất nhiều các giải pháp công nghệ cho các công ty gia công cơ khí, sản xuất chế tạo tại Việt Nam. Để được tư vấn về các thiết bị và giải pháp cho việc gia tăng hiệu suất, tăng độ chính xác gia công hay tiết kiệm thời gian cho quy trình sản xuất, các bạn có thể liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn.